DÂY CHUYỀN SƠN Ô TÔ

Giá bán: Liên hệ

    Mô tả ngắn

    dây chuyền sơn ô tô

    Công ty TNHH Bangshi Holding Việt Nam chuyên tư vấn, thiết kế, cung cấp, lắp đặt dây chuyền sơn cho các nhà máy sản xuất ô tô. Áp dụng công nghệ sơn điện ly hiện đại, khép kín đem lại năng suất cao, thân thiện với môi trường. Các giải pháp sơn do Bangshi cung cấp đã và đang phát huy được hiệu quả, đem lại lợi nhận cao nhất cho khách hàng với chi phí đầu tư tối ưu nhất.

    Công nghệ sơn phủ bề mặt đóng vai trò rất quan trọng trong ngành sản xuất ô tô. Công đoạn này giúp chống ăn mòn và tăng tính thẩm mỹ cho những chiếc ô tô xuất xưởng. Với công nghệ, chất lượng sơn phủ càng cao thì giá trị và đem lại cho những sản phẩm ô tô càng lớn. Cùng tìm hiểu về quy trình sơn trong các nhà máy sản xuất ô tô trong bài viết dưới đây

    Quy trình sơn ô tô công nghệ điện ly  

    Sơn điện ly hay sơn nhúng ED là công nghệ sơn hiện đại được sử dụng trong hoạt động sơn phủ bề mặt trong các nhà máy sản xuất ô tô. Quy trình sơn gồm các bước chính: Tiền xử lý – Sơn ED –  Sấy ED – Đánh bóng –  Phun keo, PVC – Sơn lót – Sấy  – Sơn màu, sơn bóng – Sấy – Kiểm tra.

    1. Tiền xử lý/ Pretreatment

    Ban đầu thân xe được đưa từ xưởng hàn vào xưởng sơn để bắt đầu công đoạn tiền xử lý. Công đoạn này có các bể rửa theo thứ tự: Bể tẩy dầu – Bể nước công nghiệp – Bể hoạt hóa – Bể phốt phát – Bể nước DI. Tại đây thân xe sẽ được nhúng vào các bể rửa kết hợp với các vòi phun để làm sạch tạp chất, bụi bẩn và chuẩn bị bề mặt trước khi sơn ED.

    Kết thúc công đoạn tiền xử lý, thân xe đã được làm sạch và phủ màng phốt phát xốp tế vi để tạo chân bám cho màng sơn ở công đoạn tiếp theo.

    2. Sơn ED (sơn điện ly)

    Thân xe trải qua công đoạn tiền xử lý được đưa đến các bể tiếp theo của công đoạn sơn ED. Tại đây thân xe được nhúng vào bể sơn để tạo màng sơn bằng công nghệ sơn điện ly âm cực. Sau khi ra khỏi bể sơn, thân xe được nhúng tiếp vào các bể UF và bể DI để kết thúc công đoạn.

    sơn điện ly ô tô

    Hình 1: Khung xe được nhúng vào bể sơn có hệ thống điện cực để tạo màng sơn ED

    Trải qua công đoạn sơn điện ly, thân xe ô tô đã được phủ lớp màng sơn chống oxy hóa. Với công nghệ sơn điện âm cực, màng sơn có độ dày đồng đều nhau ở mọi vị trí. Đây là một trong những ưu điểm lớn nhất của công nghệ sơn này.

    3. ED Oven

    Thân xe ô tô sau sơn ED được đưa đến lò sấy. Tại đây thân xe đi qua 2 buồng sấy sơ bộ và buồng sấy chính của lò. Lò được cấp nhiệt từ hệ thống đầu đốt – buồng đốt gas hoặc dầu. Ở cuối lò có hệ thống làm mát bằng quạt giúp giảm nhiệt độ cho thân xe trước khi đi vào công đoạn kế tiếp.

    4. Đánh bóng, phun PVC gầm, phun keo làm kín

     Công đoạn này, những chỗ sơn chưa đạt yêu cầu sẽ được đánh bóng bằng các máy chà nhám trong phòng đánh bóng. Tiếp theo thân xe ô tô sẽ được đưa đến khu vực bắn keo làm kín và phun PVC gầm trước khi đi vào công đoạn kế tiếp.

    5. Sơn lót – Primer

    Tại đây thân xe ô tô được phủ một lớp sơn lót trong buồng phun sơn Primer. Công đoạn này có thể được thực hiện bởi Robot phun sơn hoặc người thợ phun sơn với súng phun sơn tĩnh điện. Buồng phun sơn có hệ thống quạt hút, hầm nước dập bụi sơn và hệ thống Damper điều chỉnh lưu lượng gió.

    6. Sấy sơn lót – Primer oven

    Thân xe tiếp tục được đưa vào lò Primer để sấy lớp sơn lót. Nhiệt độ của lò Primer được cài đặt thấp hơn so với lò ED.

    7. Sơn màu, sơn bóng – Top coat

    Sau khi ra khỏi lò sấy Primer thân xe được đưa vào buồng sơn màu Top coat. Tại đây thân xe sẽ được phủ lớp áo sơn với những màu sắc mà chúng ta nhìn thấy trên những chiếc xe xuất xưởng sau này.

    Sơn màu cho khung xe ô tô

    Hình 2: Khung xe sau khi phủ lớp sơn ED và sơn lót Primer được đưa đến buồng phun sơn màu

    8. Sấy sơn màu, sơn bóng – Top oven

     Để kết thúc cho việc tạo phủ sơn màu của thân xe, thân xe được đưa đến lò sấy sơn màu. Sau khi đi ra khỏi lò sấy sơn màu, thân xe đã trải qua tất cả các công đoạn của dây chuyền sơn ô tô.

    9. Kiểm tra

    Trước khi sang xưởng lắp giáp, thân xe đã sơn được đưa vào buồng kiểm tra. Nếu việc sơn đã đảm bảo chất lượng, thân xe được chuyển sang xưởng tiếp theo hoặc chuyển đến buồng sửa nếu phát hiện lỗi

    Một số ưu điểm của dây chuyền sơn ô tô

    • Chất lượng sơn rất cao do tạo được màng sơn ở cả các vị trí hốc, ngóc ngách với độ đồng đều với các vị trí khác
    • So với các phương pháp sơn khác thì dây chuyền sơn ô tô công nghệ điện ly có hiệu suất chuyển đổi rất cao đặc biệt so với sơn phun
    • Lượng sơn dư thừa bám dính trên bề mặt thu hồi và sử dụng được giúp giảm chi phí
    • Dung dịch sơn ED là loại sơn gốc nước nên giảm thiểu được những nguy cơ ô nhiễm môi trường, nguy cơ cháy nổ cũng như giảm thiểu chi phí xây lắp hệ thống xử lý nước thải, hệ thống PCCC
    • Dây chuyền sơn ô tô khép kín năng suất cao, giảm thiểu nhân công.